văn hóa hươu

 

 

VĂN HÓA HƯƠU

Từ thế kỹ XI trước công nguyên, Ân Trụ Vương đã xây dựng vườn hươu, đây là thông tin được ghi lại sớm nhất về việc nuôi hươu ở trung quốc, khi đó việc nuôi hươu chủ yếu là lấy thịt, nông bì để thưởng ngoạn và thờ cúng.

Thịt hươu là loại thực phẩm có mùi vị tươi ngon, giá trị dinh dưỡng cao, và có lợi cho sức khỏe. Thời cổ đại do hươu dễ săn bắn nên thịt hươu trở thành loại thực phẩm chủ yếu trong mọi tầng lớp xã hội. Triều Chu thường dùng thịt hươu phổ biến như những món ăn ngon trong các bữa tiệc. Ở các triều đại sau này, do số lượng hươu giảm dần mà những ghi chép liên quan tới hươu không còn nhiều. Đến Triều Thanh thịt hươu trở thành cống phẩm quý giá của các nước chư hầu. Vào thời kỳ cận đại, do sự phát triễn của việc chăn nuôi hươu mà số lượng thịt hươu không ngừng được tăng lên, khẩu vị ăn cũng có nhiều thay đổi khác lạ, trở thành nét mới rạng rở trong văn hóa ẩm thực.

Áo làm từ da hươu củng trở thành một nét đặc trưng trong văn hóa từng thời đại. Các ẩn sỹ thời Đường thường đội mũ da hươu, nhằm tỏ rõ sự thanh cao, dân tộc thiểu số ở phương Bắc Thời Kim lấy da hươu làm áo, giày và đệm. Cho đến ngày nay da hươu vẫn được dùng làm cặp, túi sách, quần áo, giày ủng, gang tay và trở thành chất liệu của những thời trang cao cấp. Kỹ thuật gia công da hươu hiện nay dùng đến máy móc, dụng cụ quang học tinh xảo nói lên sự tiến bộ vượt bậc của khoa học văn hóa và sự phát triễn kinh tế.

Nhung hươu dùng làm thuốc được ghi lại từ rất sớm, trong đó có ghi chép về việc thiêu sừng hươu để trị liệu các bệnh sưng đau. Sau đó các sách y học qua các triều đại có ghi lại tác dụng và hiệu quả của nhung hươu là ích khí, cương khí, sinh tinh, bổ tủy.

Nhung hươu ngày nay là sản phẩm chủ yếu của việc chăn nuôi hươu và được dùng nhiều trong y học là liệu pháp bảo vệ sức khỏe giá trị. Các danh y thời cận đại cho rằng, nhung hươu là loại thuốc đại bổ, chủ  yếu dùng khi yếu sinh lý, không thể sinh con, tinh thần mệt mỏi hoặc cho quá trình dậy thì gặp trở ngại ở trẻ em thận âm bất túc và các lở loét lâu ngày. Theo những nghiên cứu ở trong và ngoài nước, trong nhung hươu có chứa hàm lượng lớn các chất có hoạt tính sinh học có thể thúc đẩy quá trình phát triễn và trao đổi chất, tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể, mang lại tác dụng điều tiết tốt tới hệ thần kinh và các hệ thống cơ quan khác trong cơ thể.

Từ xưa tới nay nhung hươu luôn là một vị thuốc giúp tăng cường thể lực, dùng khi cơ thể suy nhược, tuổi cao hoặc cần hồi phục sức khỏe sau khi ốm dậy, suy nhược thần kinh.

Một khía cạnh quan trọng khác trong văn hóa hươu là tính thưởng ngoạn. Hươu là động vật hiền lành nhút nhát, hình dáng đẹp, đặc biệt hươu sao với sắc hồng nhạt, phối hợp hài hòa với những điểm trắng mang lại cảm giác thích thú cho người xem.

Vào thời xưa chỉ có vương thất và gia đình quyền quý mới được phép ngắm hươu và trở thành một cách hưởng thụ quý tộc. Hoàng Đế Bắc Tống vốn có lối sống vô cùng xa xỉ, vườn hươu của ông ta có đến hàng nghìn con, vừa để thưởng ngoạn vừa là nguồn thức ăn phục vụ các yến tiệc trong triều đình.

Sau đó một số phật đường tự viện củng nuôi hươu để tăng thêm sự yên bình, tỉnh lặng, trang nghiêm. Bây giờ một số chùa chiền ở nhật bản vẫn nuôi hươu để thưởng ngoạn.

Từ thời cổ xưa hươu đã được coi là thần vật, người ta cho rằng hươu có thể mang lại may mắn, hạnh phúc và sức khỏe trường thọ cho con người. Triều Thương Nhung hươu được dùng để xem bói, di chỉ kinh đô cuối Triều Thương còn được phát hiện được khắc từ sừng hươu.

Thời kỳ Đông Chu trong sở mộ lưu hành sữ dụng tượng gỗ trấn mộ, trên đầu đều cắm sừng hươu, trở thành một nét văn hóa đặc trưng của Triều Sở. Qua đó có thể thấy rằng, sừng hươu có sức hút như thế nào đối với con người và cuộc sống, đối với cuộc sống tăm tối của những người đã khuất nó có thể mang lại tác dụng bảo vệ sự yên lành, bình an.

Trong lễ giáng sinh của các quốc gia ở khu vực Âu Mỹ đều có ông già tuyết ngồi trên xe tuần lộc, đó cũng chính là quan niệm hươu có thể mang lại cho con người những điều may mắn và niềm hi vọng tươi sáng.

Trở thành một hình tượng có ý nghĩa văn hóa trong đời sống, hươu và nghệ thuật có mối duyên đặc biệt không thể lý giải. Trong lịch sử bích họa, hội họa, điêu khắc, nặn tượng đều có hình ảnh của hươu.

Những gia đình quyền quý thời Kim dùng hươu để làm hoa văn trang sức, hình tượng hươu phản ánh tâm lý mong muốn điều tốt đẹp tài lộc và may mắn.

Hươu còn được tiểu thuyết gia coi như là một hình tượng đẹp đẽ thần hóa để sáng tạo ra cái đẹp, mang lại cho người ta cảm giác hưởng thụ cái đẹp. Kinh Thi là tuyển tập thơ cổ đại của trung quốc, trong đó có không ít miêu tả về hươu.

Hươu vốn dĩ là loài động vật hiền lành, ưa thích hòa bình, bất luận chuyện gì xảy ra đều cuộn mình lại khỏi vòng xoáy. Trong bộ phim truyền hình tam quốc diễn nghĩa tào tháo lấy cung tên từ hươu làm “ hiệp thiên tử dĩ lệnh chư hầu” thể hiện văn hóa hươu trong tính cấp bậc và tính chính trị.

Trong quân sự hươu cũng có tác dụng làm bia diễn tập trong quân sự, lý do là vì hươu chạy khá nhanh thể hình lại lớn, phù hợp để làm mục tiêu trong luyện tập bắn tên. Triều Thanh còn có một bộ phận chuyên cung cấp dụng cụ cho binh sỹ diên tập, sừng hươu, mõm hươu từ xa xưa vẫn dùng đến nay như một loại công sự phòng bị trong quân sự.

TRẦN VĂN TIN